
Chi tiêu quá mức: Sai lầm trong quản lý tài chính
18/05/2021Xã hội thời điểm thế kỉ 21 đánh dấu những bước chuyển mình đầy mạnh mẽ về mọi lĩnh vực đời sống. Khoa học công nghệ hiện đại, đời sống vật chất nâng cao, nhu cầu đáp ứng cũng vì thế tăng theo. Song không phải nhu cầu cũng có thể theo đuổi, điều đó còn phụ thuộc vào khả năng từng người. Yếu tố quan trọng nhất góp phần quyết định điều này là tài chính. Chi tiêu tài chính đúng cách, hiệu quả là điều vô cùng quan trọng với mỗi người. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau đây.
Mục lục
Tự thưởng không phải là sai
Tự thưởng cho bản thân không có gì sai. Nhưng nếu xa hoa quá đà sẽ khiến bạn gặp rắc rối tài chính trong dài hạn. Không khó để chúng ta tự nhận ra đang sống vượt quá khả năng và chi tiêu nhiều hơn mức cần thiết mỗi tháng. Phải cố gắng để chi trả cho lối sống của bản thân không chỉ gây áp lực hiện tại. Nó có thể tạo ra hậu quả lớn và lâu dài về khả năng nghỉ hưu. Sống thoải mái và đạt được mục tiêu của bạn.
May mắn thay, có thể đảo ngược điều này với một số kế hoạch và nỗ lực. Nhưng trước hết, hãy xem xét những dấu hiệu sau đây. Liệu bạn đang “sang chảnh” quá khả năng tài chính của mình hay không.
Mua sắm quá tay
Theo giáo sư về khoa học sức khỏe Ruth Engs trường Đại học Indiana. Một số người nghiện mua sắm (Compulsive Buying Disorder – CBD) vì họ cảm thấy “ám ảnh” cảm giác thỏa mãn khi mua món đồ yêu thích. Khi đó, não sẽ giải phóng endorphins và dopamine. Theo thời gian, cảm xúc trên có thể trở thành nguyên nhân gây nghiện. Điều đáng nói là có đến 10-15% dân số trên thế giới có thể gặp tình trạng này. Người mắc chứng CBD không chỉ là những người thường xuyên mua sắm vượt quá khả năng tài chính. Mà còn bao gồm những ai dành nhiều thời gian tìm kiếm trên mạng. Hay thậm chí là tơ tưởng đến việc mua sắm dù không thực sự làm điều đó.
Mua sắm mang lại cảm giác thoải mái, vui vẻ, giúp giảm căng thẳng. Tuy nhiên, ranh giới giữa việc yêu thích và nghiện mua sắm khá mong manh. Không thể kiểm soát hành vi, thường xuyên chạy theo xu hướng. Hay xem mua sắm là biện pháp giải khuây duy nhất là những dấu hiệu đầu tiên bạn cần lưu ý.
Không thống kê được các khoản chi tiêu
Đặt ra ngân sách chi tiêu là điều quan trọng để tiết kiệm. Nó đảm bảo tiền được chi tiêu, dành dụm và đầu tư hợp lý. Giúp bạn đạt được các mục tiêu dài hạn. Nếu bạn không biết mình còn lại bao nhiêu tiền để tiêu hoặc tiết kiệm bất kỳ lúc nào. Thì có nghĩa là bạn đang chi nhiều hơn mức cần thiết. Không nhất thiết bạn phải tính được chi li từng đồng chi ra mỗi tháng. Theo chuyên gia tài chính cá nhân Holly Morphew, tính số tiền bạn được chi tiêu hàng ngày là một ý tưởng hay.
Công thức làm việc này khá đơn giản, hãy lấy tổng thu nhập hàng năm sau thuế chia cho 365. Lấy kết quả này trừ đi các chi phí cố định thì sẽ còn lại khoản tiền mà bạn dùng để tiêu và tiết kiệm mỗi ngày. Khi có được giới hạn số tiền bạn có thể chi tiêu mỗi ngày thì chỉ việc bám theo nó. Đây là một phương pháp đơn giản để tránh bội chi mà không cần lập kế hoạch tài chính phức tạp.
Nợ nần kéo dài
Nợ thẻ tín dụng không phải lúc nào cũng có nghĩa bạn đang chi tiêu nhiều hơn mức cần thiết. Vì đôi khi, thẻ tín dụng hữu ích trong trường hợp túng quẫn hoặc khẩn cấp. Tuy nhiên, liên tục nợ thẻ do các khoản mua sắm không thiết yếu có thể là dấu hiệu của một vấn đề lớn hơn. Lãi suất thẻ tín dụng cao có thể làm tăng nợ và khó trả hết. Và nếu bạn chi tiêu nhiều đến mức không thể trả hết nợ thẻ mỗi tháng, thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn không đủ khả năng chi trả cho lối sống của mình.
Đặt ra giới hạn chi tiêu thẻ và tuân theo nó có thể giúp ngăn ngừa vấn đề này ngay từ đầu. Lên lịch thanh toán thẻ tín dụng cũng có thể giúp bạn thực hiện thanh toán đúng hạn và ý thức về chi tiêu hàng ngày.
Quỹ dự phòng bằng 0
Nếu bạn không tăng hoặc xây dựng quỹ khẩn cấp tương ứng với lối sống của bản thân, có khả năng bạn sẽ gặp rắc rối khi sự cố diễn ra. Nói đơn giản, quỹ tiết kiệm cho trường hợp khẩn cấp cần phát triển cùng với mức sống của bạn. Nhiều chuyên gia khuyên nên có một quỹ khẩn cấp trị giá 6 tháng chi tiêu. Khi chi phí hàng tháng của bạn tăng lên thì số tiền bỏ vào quỹ này cũng phải tăng.
Ví dụ, nếu gần đây bạn thuê căn hộ lớn hơn, vay mua một chiếc xe mới tốn kém hơn. Hoặc gánh thêm một khoản nợ mới. Thì tất cả những chi phí gia tăng đó cũng phải được tính vào mức gia tăng tương ứng trong tiết kiệm chi quỹ khẩn cấp.
Tương tự như vậy, đối với các quỹ khẩn cấp dùng để sửa chữa và bảo trì nhà. Tiết kiệm từ 1% đến 4% giá trị căn nhà mỗi năm là một cách cần thiết để đảm bảo rằng bạn luôn có đủ tiền cho bất kỳ công việc sửa chữa khẩn cấp nào. Và khi bạn nâng cấp ngôi nhà của mình, bạn cũng nên cân nhắc việc tăng thêm tiền cho quỹ này.
Không tính đến việc về hưu
Nếu chi tiêu tài chính quá nhiều cho lối sống của mình, bạn có thể quên tiết kiệm cho tuổi già. Mặc dù không có quy tắc nào về số tiền phải tiết kiệm, nhưng các chuyên gia đồng ý rằng có một số mức chung cần hướng tới. Lý tưởng nhất là bạn có một năm lương tiết kiệm khi 30 tuổi, hai năm lương khi 35 tuổi, ba năm lương khi 40 tuổi và 6 năm lương khi 55 tuổi, theo chuyên gia tài chính cá nhân Laura Grace Tarpley. Nếu bạn vẫn còn cách xa những chuẩn này, hãy xem lại cách chi tiêu của mình. Nên nhớ rằng, bạn bắt đầu càng sớm thì khoản tiết kiệm của bạn càng dễ dàng tăng lên.
Nguồn: Vnexpress.net