Dạy con quản lý tài chính ngay từ nhỏ

Dạy con quản lý tài chính ngay từ nhỏ

18/05/2021 0 Hải Trung 642
5 phút, 3 giây để đọc.

Lứa tuổi thiếu nhi là một trong những khoảng thời gian tuyệt vời nhất của con người. Sống một cách vô tư, không cần lo nghĩ, bận tâm đến mọi chuyện. Tuy nhiên đây cũng là thời điểm vô cùng quan trọng trong việc hình thành tính cách thói quen của trẻ. Làm thế nào để con biết độc lập tài chính, tự lập trong các hoạt động hàng ngày phụ thuộc rất nhiều vào cách dạy bảo của cha mẹ. Những quyết định đúng đắn thời điểm hiện tại là yếu tố tiên quyết cho tương lai sau này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một vài thông tin qua bài viết dưới đây.

Khi nào bắt đầu giáo dục tài chính cho con 

Giáo dục con cái chưa bao giờ là dễ dàng đối với hầu hết các bậc phụ huynh. Nếu không biết cách bạn sẽ vô tình khiến trẻ hình thành những thói quen không tốt. Gây ảnh hưởng đến sự phát triển và trưởng thành. Một trong những điều bố mẹ cần chú ý giáo dục sớm cho trẻ chính là quản lý tài chính.

Khi nào bắt đầu giáo dục tài chính cho con

Khi nói về vấn đề dạy con cách quản lý tài chính, nhiều cha mẹ quan niệm rằng trẻ con chưa biết gì cho nên không cần thiết phải chú trọng đến việc giáo dục. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của ĐH Cambridge (Anh). Thói quen tài chính của đứa trẻ bắt đầu hình thành khi 7 tuổi. Và đó là lời nhắc nhở cho cha mẹ hãy xây dựng. Vun đắp cho con sự thông minh về tiền bạc ngay từ thời điểm này. Bởi vậy, các bậc phụ huynh nên đề cao. Và có cách giáo dục sớm về tiền bạc giúp trẻ định hình đúng vai trò, hiểu được giá trị mà đồng tiền mang lại. Nhất là biết quản lý tài chính ngay từ khi được dùng tiền để chi tiêu.

Hiểu giá trị đồng tiền qua việc trả công

Một trong những cách tốt nhất để tạo ra nền tảng về tài chính cho con bạn là trao cho trẻ cơ hội để quản lý tiền khi còn nhỏ. Trả tiền công cho trẻ dạy chúng về giá trị của lao động. “Đồ chơi mới, tiền đi chơi với bạn bè. Thậm chí là một chiếc xe đạp mới – trẻ phải làm việc, tiết kiệm và tính toán việc chi tiêu của bản thân. Điều này giúp chúng ý thức được giá trị của đồng tiền và học cách tiêu tiền thận trọng khi chúng rời khỏi vòng tay của bố mẹ”. Bill Engel, một nhà hoạch định tài chính cho công ty Fort Pitt Capital Group nói.

Hiểu giá trị đồng tiền qua việc trả công

Ngoài ra, đừng quá lo lắng về việc trẻ sẽ tiêu tiền thiếu suy nghĩ trong thời gian đầu. Kể cả việc tiêu tiền vào những món đồ không có giá trị cũng sẽ dạy trẻ một bài học về quyết định của mình.

Dạy trẻ cách tiết kiệm

51% trẻ được khảo sát bởi The T.Rowe Price cho biết sẽ tiêu tiền ngay khi nhận được bất cứ khoản nào từ bố mẹ. Tuy nhiên, để trẻ học được cách lên kế hoạch chi tiêu, bố mẹ nên gợi ý, khuyến khích trẻ tiết kiệm tiền cho những mục tiêu lớn hơn. Ví dụ như mua những món đồ có giá trị lớn thay vì những món có giá trị nhỏ. Một trong những cách khuyến khích trẻ tiết kiệm là đưa tiền lãi cho trẻ nếu chúng tiết kiệm. Một bậc phụ huynh nói rằng cô đưa cho con mình lựa chọn. Giữa việc nhận tiền ngay để mua những món đồ chúng thích. Hoặc tiết kiệm thêm một khoảng thời gian nào đó và được nhận thêm tiền lãi từ việc tiết kiệm này.

Dạy trẻ đầu tư chứng khoán

Khoảng 14% các ông bố bà mẹ trong cuộc khảo sát thậm chí đã mở tài khoản đầu tư chứng khoán cho con của mình. Và dạy chúng về cổ phiếu, cũng như khuyến khích chúng học cách đầu tư. “Càng sớm tiếp cận với hệ thống tài chính. Trẻ càng bớt đi sự sợ hãi khi tiếp xúc sau này”, Engel nói.

Tìm kiếm công viêc phù hợp

Tìm kiếm công viêc phù hợp

Một công việc làm thêm có thể giúp trẻ sớm hình dung ra việc kiếm tiền và quản lý thu nhập của mình sau này. Công việc giúp chúng hiểu về trách nhiệm, quản lý thời gian. Tính kỷ luật và giá trị của lao động. Con gái của Engel nhận một công việc bán thời gian vào năm 16 tuổi. Và ngay khi nhận ra rằng tiền lương của mình không còn bao nhiêu sau khi trừ đi tiền thuế. Em hiểu rằng phải làm việc một tiếng thì em mới đủ tiền cho mình mua một cốc cà phê đắt tiền. Thậm chí, những công việc làm thêm này còn có thể giúp trẻ sớm tìm ra sở thích. Điểm mạnh, điểm yếu của mình, và có định hướng tốt hơn cho con đường nghề nghiệp của các em sau này.

Tạo cho trẻ tài khoản ngân hàng

Chỉ có 24% các bậc phụ huynh trong khảo sát cho biết họ đã mở tài khoản ngân hàng cho con của mình. Tuy nhiên, điều này rất có ích khi giúp trẻ có cơ hội thực hành việc quản lý. Và sử dụng tài khoản ngân hàng dưới sự hướng dẫn và quan sát của bố mẹ. Engel nói rằng anh đã không có tài khoản ngân hàng cho đến khi vào đại học. Và kết quả là anh đã rất bối rối khi phải viết kiểm tra, chuyển tiền. Hay thậm chí sử dụng tài khoản ATM để xem số dư trong tài khoản. Ngược lại, cô con gái của anh, bắt đầu sử dụng tài khoản ngân hàng từ năm 16 tuổi. Đã thành thạo các ứng dụng trên di động để quản lý tài chính của mình.

Nguồn: Thanhnien.vn