Điện khí hóa lỏng LNG nên được đầu tư

Điện khí hóa lỏng LNG nên được đầu tư

15/05/2021 0 Thu Trang 364
5 phút, 48 giây để đọc.

LNG – Điện khí hóa lỏng đang được chú trọng trên toàn thế giới. Đặc biệt là với biến đổi khí hậu thì nó lại càng được đầu tư nhiều hơn tại các quốc gia. Hiện nay công ty Millennium Energy đang đề xuất tập trung đầu tư cho dự án này. Đã có kiến nghị được gửi lên chính phủ để xem xét. Thông qua đó thì thêm dự án vào quy hoạch điện lực quốc gia. Ngoài ra thì cũng có lời kiến nghị để những ban ngành khác tạo điều kiện. Qua đó việc hoàn thành được thủ tục và đẩy mạnh tiến độ cho dự án này được tốt hơn.

Tình trạng LNG trên thế giới

Kể từ giữa những năm 1990 trở lại đây. Khi mà những biến đổi khí hậu ảnh hưởng rõ nét tới môi trường sống trên trái đất. Thì nguồn phát thải ô nhiễm đã được chú ý giảm thiểu. Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch truyền thống (than đá, dầu thô) ngày một hạn chế. Con người đang hướng tới sử dụng những dạng nhiên liệu bền hơn. Chúng sạch hơn, ít gây ô nhiễm môi trường sống hơn.

Tình trạng LNG trên thế giới

Trong những năm gần đây. Đặc biệt từ sau Hội nghị các bên về biến đổi khí hậu (COP 21) nhu cầu khí hóa lỏng (LNG) trên thế giới tăng đáng kể.  Theo thống kê, nhu cầu LNG trên thế giới tăng với nhịp độ bình quân 6,3%/năm. Công suất LNG trên thế giới sẽ tăng từ 340 triệu tấn/năm (năm 2017) lên 453 triệu tấn/năm vào năm 2022. Qatar; Autralia; Mỹ; Malaysia, Nga là những nước xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới.

Phần lớn sản lượng xuất khẩu tăng thêm của LNG trong năm 2019 là từ các thị trường sẵn có. Mỹ (+13,1 triệu tấn); Nga (+11 triệu tấn); Australia (+8,7 triệu tấn). Qatar tiếp tục là quốc gia xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới. Dẫn đầu thị trường với sản lượng 77,8 triệu tấn (chiếm thị phần 22%). Các nước nhập khẩu LNG chính bao gồm Nhật (32,3% thị phần nhập khẩu toàn thế giới); Hàn Quốc (13,1%); Trung Quốc (10,4%); Họ sử dụng LNG chủ yếu cho nhu cầu trong nước (sản xuất điện là chính) và thương mại.

Xem xét bổ sung đầu tư LNG

Cùng với việc kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương xem xét, bổ sung dự án nói trên vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 – 2030 (quy hoạch điện VIII) và quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 – 2030. Tầm nhìn đến năm 2050 để nhà đầu tư triển khai đầu tư dự án đúng quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa còn kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm chỉ đạo các bộ, ngành trung ương. Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ nhà đầu tư sớm hoàn tất thủ tục trong quá trình nghiên cứu. Qua đó để triển khai dự án nói trên.

Xem xét bổ sung đầu tư LNG

Theo UBND tỉnh Khánh Hòa. Từ tháng 7/2020, Công ty Millennium Energy đã khảo sát tại khu kinh tế Vân Phong. Sau đó được Ban quản lý khu kinh tế Vân Phong ký bản ghi nhớ về việc hỗ trợ khảo sát, nghiên cứu và lập hồ sơ đầu tư dự án này. Với diện tích đất sử dụng khoảng 360ha.

Các đề xuất được đưa ra

Theo đề xuất của Công ty Millennium Energy. Doanh nghiệp này sẽ xây dựng nhà máy điện khí LNG có công suất 4.800MW. Với 4 tổ máy, được chia làm 2 giai đoạn xây dựng. Mỗi giai đoạn 2.400MW. Sử dụng công nghệ tuabin khí chu trình hỗn hợp. Với mức vốn đầu tư 4,7 tỷ USD. Thời gian vận hành thương mại của dự án giai đoạn 1 dự kiến từ năm 2027-2030. Và giai đoạn 2 sau năm 2030.

Đối với kho cảng đầu mối LNG Vân Phong, doanh nghiệp đề xuất xây dựng hệ thống kho chứa có tổng công suất 17 triệu m3 khí thiên nhiên hóa lỏng, được phân chia nhiều giai đoạn xây dựng. Tổng vốn đầu tư cho dự án này dự kiến lên đến 22,5 tỷ USD.

Liên quan đến nhà đầu tư này, tháng 8/2020, tại buổi làm việc với tỉnh Khánh Hòa, lãnh đạo Công ty Millennium Energy từng bày tỏ mong muốn được tìm hiểu cơ hội đầu tư nhà máy điện khí hoá lỏng (LNG) và kho cảng chứa LNG tại khu vực phía Nam khu kinh tế Vân Phong.

Các đề xuất được đưa ra

Thời điểm đó, Công ty Millennium Energy đề xuất dự án trung tâm LNG (trên 10 triệu m3) và nhà máy điện (công suất 4.800MW) với tổng mức đầu tư ban đầu là 8 tỷ USD. Trong tương lai, sẽ nâng công suất nhà máy điện lên 9.600MW và kho chứa cũng tăng lên 15 triệu m3 với mức đầu tư khoảng 15 tỷ USD.

Nhà máy LNG

Địa điểm mà nhà đầu tư lựa chọn là khu vực thôn Mỹ Giang, xã Ninh Phước hoặc ở phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa. Toàn bộ dự án có diện tích đề xuất khoảng 600ha. Trước đề xuất của Công ty Millennium Energy, thời điểm đó, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa cho biết khu vực nhà đầu tư xin làm nhà máy điện và kho chứa LNG hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh. Hồi tháng 6/2020, Công ty Millennium Energy cũng từng có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa với mong muốn đầu tư dự án trung tâm điện khí LNG Nghi Sơn, tổng mức đầu tư 7 tỷ USD.

Trong đó, công suất nhà máy điện là 4.800MW, giai đoạn 1 là 2.400MW, giai đoạn 2 là 2.400MW, tổng vốn đầu tư 5 tỷ USD; công suất kho cảng 8 triệu tấn/năm, cấp khí cho nhà máy điện và các hộ tiêu thụ khác trong khu vực với tổng vốn đầu tư 2 tỷ USD. Công ty dự kiến đưa giai đoạn 1 vào vận hành trước năm 2030, giai đoạn 2 sau 2030. Mới đây nhất, hồi tháng 4/2021, tại buổi làm việc với UBND tỉnh Sóc Trăng, Công ty Millennium Energy cũng bày tỏ muốn đầu tư dự án điện khí có công suất 9.600 MW (gồm 2 giai đoạn).

Millennium Energy cam kết sẽ sử dụng các trang thiết bị tiên tiến, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đề nghị tỉnh Sóc Trăng hỗ trợ khoảng 200ha đất và các thủ tục pháp lý cần thiết.

Nguồn: Baodautu.vn