Dự án FDI gặp khó khăn tại Đà Nẵng

Dự án FDI gặp khó khăn tại Đà Nẵng

16/05/2021 0 Thu Trang 248
4 phút, 19 giây để đọc.

Các dự án dùng FDI – vốn đầu tư nước ngoài tại Đà Nẵng rất nhiều. Thế nhưng hiện tại các dự án đó đều đăng gặp phải nhiều khó khăn. Việc chậm tiến độ thường xuyên diễn ra. Mà nguyên nhân chính của điều này là ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Covid-19 đã khiến cho tiến độ của những dự án đầu tư kinh tế vốn nước ngoài khó khăn thực hiện hơn. Có những dự án đã nhận giấy chứng nhận đầu tư. Chúng đóng vai trò quan trọng đối với việc khai thác, phát triển kinh tế. Tổng vốn FDI tại Đà Nẵng hiện ước tính chiếm gần 20%.

Tình trạng vốn đầu tư nước ngoài tại Đà Nẵng

Trong 2 tháng đầu năm 2021, Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 2 dự án FDI. Là Dự án Nhà máy sản xuất vật liệu bán dẫn United States Enterprise của nhà đầu tư Ha Vinh Ly. Và Nhe Thi Le (Hoa Kỳ) với vốn đầu tư 110 triệu USD. Còn có dự án Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển và Sản xuất Fujikin Đà Nẵng của Công ty TNHH Fujikin International (Nhật Bản). Số vốn đầu tư là 35 triệu USD.

Tình trạng vốn đầu tư nước ngoài tại Đà Nẵng

Lũy kế đến nay, Khu công nghệ cao Đà Nẵng đã thu hút được 24 dự án. Trong đó có 12 dự án trong nước với vốn đầu tư 6.291 tỷ đồng. Và 12 dự án FDI với vốn đầu tư 545,1 triệu USD. Trong đó có những dự án có vốn đầu tư lớn. Như dự án Nhà máy sản xuất linh kiện hàng không vũ trụ Sunshine (Hoa Kỳ). Có tổng vốn đầu tư 170 triệu USD (2019). Nhà máy sản xuất thiết bị y tế ICT VINA II (Hàn Quốc). Với tổng vốn đầu tư 60 triệu USD (năm 2020). Nhà máy sản xuất vật liệu bán dẫn United Enterprises (Hoa Kỳ). Với tổng vốn đầu tư 110 triệu USD. Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển và Sản xuất Fujikin Đà Nẵng (Nhật Bản). Có tổng vốn đầu tư 35 triệu USD…

Vai trò của vốn đầu tư nước ngoài

Ngoài một số dự án đi vào hoạt động. Có nhiều dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao Đà Nẵng đang gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh Covid-19.

“Dịch bệnh Covid-19 gây nhiều khó khăn cho các nhà đầu tư. Đặc biệt là những dự án FDI. Khi chuyên gia không sang được Việt Nam, nhiều dự án yêu cầu chuyên gia thiết kế nước ngoài; việc chuyển vốn cam kết từ 15 đến 20% của dự án cũng khó hơn. Vì vậy đã ảnh hưởng nhiều đến tiến độ các dự án. Chúng tôi đang tích cực hỗ trợ, đồng hành cùng nhà đầu tư. Qua đó để cùng giải quyết những khó khăn, vướng mắc. Giúp các dự án sớm được triển khai”. Ông Sơn thông tin.

Vai trò của vốn đầu tư nước ngoài

Các dự án đầu tư đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Đà Nẵng và Khu công nghệ cao Đà Nẵng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của thành phố này. Giai đoạn 2016-2019, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn TP.Đà Nẵng ước đạt 95.255 tỷ đồng, trong đó khu vực FDI đóng góp 18.048 tỷ đồng (18,95%).

Bất động sản Đà Nẵng bị lãng phí

Trên thực tế, câu chuyện thừa đất tái định cư đã được Đà Nẵng nêu ra từ rất lâu, nhưng đến nay vẫn chưa có kế hoạch sử dụng. Theo báo cáo phương án khai thác quỹ đất của TP. Đà Nẵng, TP có 22.510 lô đất chưa bố trí (15.258 lô đã có đất thực tế, 7.225 lô chưa có đất thực tế); đã bàn giao cho UBND các quận/huyện 4.773 lô. Bên cạnh đó, số lô đất mà Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Đà Nẵng đang quản lý song chưa có kế hoạch sử dụng là 16.614 lô (6.170 lô chưa có đất thực tế và 10.444 lô tái định cư đã có đất thực tế).

Không chỉ đất tái định cư, nhiều dự án chiếm “đất vàng” ở trung tâm TP. Đà Nẵng cũng bị bỏ hoang hơn chục năm qua. Điển hình là các dự án: Khu phức hợp văn phòng – căn hộ cao cấp Viễn Đông Meridian (số 84 – Hùng Vương); Trung tâm thương mại – căn hộ – khách sạn Đà Nẵng Center (số 8 – Hùng Vương); Trung tâm cao ốc phức hợp Nguyễn Kim Đà Nẵng (số 46 – Điện Biên Phủ)… Đà Nẵng không ít lần đã ra “tối hậu thư”, yêu cầu chủ đầu tư các dự án phải triển khai xây dựng, nếu không sẽ bị thu hồi; hoặc đã quy hoạch một số khu đất dự án chậm triển khai chuyển sang xây dựng công trình công cộng. Tuy nhiên, tình hình vẫn chưa có nhiều biến chuyển.

Nguồn: Baodautu.vn