Giữa dịch covid 19, nhiều giải pháp bình ổn thị trường được đưa ra

Giữa dịch covid 19, nhiều giải pháp bình ổn thị trường được đưa ra

17/05/2021 0 Hương 208
5 phút, 15 giây để đọc.

Giá cả thị trường luôn biến động không ngừng theo nhiều yếu tố khác nhau. Một khi giá cả tăng cao, những đơn vị cơ sở sản xuất kinh doanh phải có những biện pháp để ứng phó. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh trụ vững trong nền kinh tế thị trường đầy cam go này. Trong thời gian gần đây, đặc biệt là sau dịch covid 19, giá cả các loại hàng hóa có nhiều biến động khiến bộ công thương phải có kế hoạch xử lý kịp thời. Nhiều giải pháp đảm bảo bình ổn thị trường được đưa ra nhằm giúp các doanh nghiệp và người tiêu dùng không bị sốc vì giá biến động quá nhiều.

Sau đây, hãy cùng chungkhoannong24h.com tìm hiểu vệ giải pháp bình ổn thị trường, cân bằng cung cấp ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa ra sao trong bài viết bên dưới nhé.

Thị trường hàng hóa có nhiều diễn biến khó lường

Bộ Công thương yêu cầu các đơn vị, sở công thương, hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp; nhanh chóng triển khai các hoạt động, kế hoạch sản xuất, kinh doanh; các phương án xử lý các biến động bất thường của thị trường. Ngày 12/5/2021, Bộ trưởng Bộ Công thương đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-BCT; về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Thị trường hàng hóa có nhiều diễn biến khó lường

Chỉ thị nêu rõ, trong thời gian gần đây; tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp; và có xu hướng ngày càng gia tăng; đã bùng phát trở lại tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc biệt tại các quốc gia trong khu vực châu Á như Campuchia, Lào, Thái Lan và Ấn Độ. Việt Nam đang chịu ảnh hưởng không nhỏ do sự đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa; khi dịch bệnh bùng phát trên toàn thế giới. Thị trường hàng hóa thế giới và trong nước sẽ còn nhiều diễn biến khó lường.

Bộ công thương triển khai các phương án xử lý biến động của thị trường

Để bảo đảm cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa; chống các hành vi đầu cơ; găm hàng và các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại; Bộ Công thương yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ, sở công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; và đề nghị các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp nhanh chóng triển khai các hoạt động, kế hoạch sản xuất, kinh doanh. Các phương án xử lý các biến động bất thường của thị trường. Nghiêm túc thực hiện các một số công việc trọng tâm.

Bảo đảm cung ứng đủ nguồn hàng, bình ổn giá, đáp ứng nhu cầu đời sống

Trong đó, yêu cầu Vụ Thị trường trong nước theo dõi sát diễn biến thị trường. Giá cả các mặt hàng thiết yếu; phối hợp với các đơn đánh giá cung cầu các mặt hàng nhất là các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, vật tư nông nghiệp; năng lượng để chủ động có phương án. Hoặc đề xuất với Bộ các biện pháp bảo đảm cung ứng đủ nguồn hàng; bình ổn giá, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống; không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá.

Địa phương giám sát và theo dõi diễn biến giá cả thị trường

Cụ thể, các địa phương phải theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường trên địa bàn để kịp thời có biện pháp bình ổn giá theo quy định của pháp luật. Nhất là đối với những hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu của người dân. Hàng hóa thiết yếu là đầu vào cho sản xuất trên địa bàn như vật tư y tế phòng dịch. Các sản phẩm nông nghiệp tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19….

Nhà nước quản lý và sử dụng linh hoạt các công cụ và biện pháp nhằm kiềm kế lạm phát, hỗ trợ sản xuất và đời sống của người dân

Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong công tác điều hành giá các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước quản lý. Sử dụng linh hoạt các công cụ, các biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát. Hỗ trợ cho sản xuất và đời sống của người dân, doanh nghiệp. Phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Tài chính đề xuất việc điều hành giá xăng dầu linh hoạt. Bảo đảm giá xăng dầu trong nước phản ánh. Bám sát diễn biến giá thành phẩm xăng dầu; tính toán, sử dụng quỹ bình ổn giá hợp lý. Nhất là trong các thời điểm khi mặt bằng giá xăng dầu thế giới tăng cao để hạn chế mức giá tăng giá đột biến trong nước.

Bảo đảm giá xăng dầu trong nước phản ánh đúng xu hướng giá thế giới

Bên cạnh đó, yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường tập trung triển khai các kế hoạch kiểm tra. Giám sát thị trường, kế hoạch cao điểm. Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, các hành vi đầu cơ. Găm hàng và lợi dụng dịch bệnh để thu lợi bất chính; kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, không bảo đảm an toàn thực phẩm; an toàn dịch bệnh và các hành vi gian lận thương mại khác; chú trọng các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm; trang thiết bị y tế, các sản phẩm phục vụ phòng chống dịch bệnh Covid-19; bánh kẹo, rượu bia, nước giải khát, thuốc lá; các mặt hàng thực phẩm tươi sống.

Đặc biệt, chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát các giao dịch thương mại điện tử; xử lý nghiêm các hành vi lừa đảo, kinh doanh hàng giả; hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệl hàng nhập lậu trong thương mại điện tử; chống thất thu thuế,….

Nguồn: thoibaotaichinhvietnam.vn