Phương án chi tiêu thời buổi dịch bệnh

Phương án chi tiêu thời buổi dịch bệnh

18/05/2021 0 Hải Trung 261
5 phút, 34 giây để đọc.

Ảnh hưởng dịch bệnh đến nền kinh tế vô cùng nặng nề và có nguy cơ còn kéo dài. Sự khó khăn này gây nên tác động không hề nhỏ đối với người dân, những người mất việc, gián đoạn tài chính vì giãn cách xã hôi. Chính vì vậy, các khoản chi tiêu trở nên hạn chế, một bài toán khó mà người dân phải đón nhận chưa biết khi nào mới có thể thay đổi. Việc cần thiết lúc này là làm thế nào để cân bằng chi tiêu, ổn định tài chính. Hãy tìm hiểu điều này qua bài tổng hợp của chúng tôi.

Thích nghi nơi làm việc với trạng thái ‘bình thường mới’

Ứng phó với đại dịch COVID-19 và hậu quả từ đại dịch. Đây sẽ là một trong những thách thức lớn nhất cho doanh nghiệp trong thời đại này. Đội ngũ quản lý sẽ chịu trách nhiệm chính trong công cuộc điều hướng rủi ro cho doanh nghiệp. Chính các nhà lãnh đạo sẽ phải xác định thời điểm và phương pháp thích hợp. Thực hiện nhiệm vụ phức tạp: Đưa lực lượng lao động quay trở lại nơi làm việc sau khi các lệnh cấm của chính phủ. Như tại Việt Nam, được nới lỏng.

Thích nghi nơi làm việc với trạng thái 'bình thường mới'

Khi doanh nghiệp chuyển sang giai đoạn tiếp theo của ứng phó đại dịch COVID-19. Doanh nghiệp cần đưa ra các giải pháp sáng tạo để đảm bảo an toàn lao động được duy trì một cách bền vững. Huy động lực lượng chuyên trách để định hình. Xây dựng, thực hiện và giám sát chiến lược trở lại nơi làm việc chính là điểm mấu chốt.

Việc hoạt động kinh tế được khôi phục không đồng nghĩa có thể mong đợi nền kinh tế. Và tình hình tài chính cá nhân trở lại bình thường ngay lập tức. Vẫn sẽ có vài người cần kiềm chế chi tiêu và tiết kiệm vì công việc đã bị ảnh hưởng trong mùa dịch. Song song đó, không phải tất cả đều bị ảnh hưởng bởi Covid-19 theo cùng một cách. Với một số người, đây có khi là thời điểm tốt để tận dụng các xu hướng mới của thị trường. Các chính sách hỗ trợ của nhà quản lý. Nếu không chắc phải dùng tiền thế nào cho hợp lý lúc này. Bạn có thể tham khảo những gợi ý sau.

Tài chính bị ảnh hưởng, cần giảm chi tiêu

Thắt chặt chi tiêu

Làm quen với thắt chặt chi tiêu là điều cần thiết với những người công việc bị ảnh hưởng sau dịch. Nếu bị thất nghiệp, tạm ngưng việc hay lo lắng mất việc. Theo chuyên gia tài chính cá nhân Tiffany Aliche, Nhà sáng lập The Budgetnista (Mỹ), bạn nên làm quen với các cụm từ như thắt chặt chi tiêu tiết kiệm. Cùng với đó, cô khuyên những người đang trong hoàn cảnh này nên thực hiện 3 việc ưu tiên sau.

Tài chính bị ảnh hưởng, cần giảm chi tiêu

Ưu tiên các hóa đơn: Bước quan trọng nhất bạn có thể thực hiện nếu lo lắng về thu nhập. Là xem xét mức độ ưu tiên những khoản chi tiêu. Dù có nhận bảo hiểm thất nghiệp đi nữa, số tiền này hoàn toàn không đủ để trang trải. Để nhận ra hóa đơn và chi phí nào cần phải trả trước. Và cái nào bạn có thể hoãn lại. Aliche khuyên nên tự hỏi 2 câu sau: Có điều gì không tốt nếu tôi không chi cho khoản này? Sẽ có gì không an toàn nếu tôi không chi khoản này?

Nếu một trong hai câu được trả lời là “có”, hãy trả hóa đơn đó tốt nhất theo khả năng của bạn. Nếu cả hai đáp án đều “không”, hãy tạm hoãn thanh toán các khoản chi đó. Theo Aliche, nhờ cách này, bạn có thể tận dụng tối đa số tiền đang có.

Ưu tiên khoản trả nợ cần thiết

Phân bổ lại việc trả nợ: Cùng với việc ưu tiên chi phí, chỉ thực hiện thanh toán tối thiểu các khoản nợ nếu như bạn mất việc hoặc đang gặp khó khăn về mặt tài chính. “Trong hầu hết trường hợp, tôi đều nói với mọi người nên để khoản nợ sang một bên. Hãy tập trung vào những thứ khác”, Aliche cho biết.

Ưu tiên khoản trả nợ cần thiết

Lời khuyên đó có thể trái ngược với những gì nhiều người thường nghe, nhưng bạn không biết điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai, tuần tới hay vào 6 tháng tới. Do vậy, hãy tập trung vào việc giữ hiện trạng các khoản nợ, nhưng đừng dùng đến những biện pháp cực đoan. Tiết kiệm càng nhiều càng tốt: Nếu vẫn có thu nhập, hãy đảm bảo việc tiết kiệm. “Ngay bây giờ, hơn bao giờ hết, có khoản tiết kiệm khẩn cấp là quan trọng,” Aliche nói. Mục tiêu này là phải có khoản tiết kiệm dự phòng ít nhất cho 6 tháng.

Tài chính không bị ảnh hưởng, ổn định trong mùa dịch

Nếu công việc không bị ảnh hưởng nhiều và bạn có một khoản tiền tiết kiệm kha khá cho trường hợp khẩn cấp, có lẽ bạn muốn cân nhắc đến việc biến thời gian này có giá trị về mặt tài chính. Sau đây là 2 lời khuyên có thể giúp bạn cải thiện.

Đầu tư

Đầu tư

Đầu tư: Nếu không có mắc nợ thì đầu tiên là một việc có thể cân nhắc nhiều hơn lúc này, miễn là có thu nhập ổn định và khoản tiết kiệm chắc chắn. Có rất nhiều kênh đầu tư mà bạn có thể tham khảo và cân nhắc. Nhìn chung, các nhà đầu tư càng trẻ thì họ sẽ càng có cơ hội tích lũy được nhiều kinh nghiệm, thậm chí là tiền bạc. Nghĩ kỹ trước khi chi khoản tiền lớn: Ngay cả khi thu nhập không bị ảnh hưởng bởi đại dịch, có lẽ nên cân nhắc kỹ bất kỳ giao dịch mua bán lớn lúc này, do tương lai vẫn còn bất định. “Bảo toàn vốn là trên hết, do chúng ta không biết được dịch sẽ kéo dài trong bao lâu,” hoặc những chi phí lớn nào sẽ phát sinh, theo Aliche.

Cuối cùng, chìa khóa giúp chi tiêu đúng hướng chính là tuân thủ đúng các nguyên tắc cơ bản. Theo cô Aliche, chúng bao gồm việc lập ngân sách cụ thể, có kế hoạch tiết kiệm, quản lý tín dụng, quản lý nợ. Bạn cũng cần có đầy đủ các loại bảo hiểm và đầu tư cho lúc nghỉ hưu.

Nguồn: Vnexpress.vn