Quản lý hiệu quả đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

Quản lý hiệu quả đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp

17/05/2021 0 Huy Hoàng 244
6 phút, 12 giây để đọc.

Vốn đầu tư nhà nước vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng. Góp duy trì và thúc đẩy sự phát triển doanh nghiệp hoạt động. Đặc biệt ở những lĩnh vực trọng yếu; những lĩnh vực mà chưa nhận được sự đầu tư của thành phần kinh tế khác. Tạo động lực phát triển đồng đều cho các ngành, lĩnh vực khác và cả nền kinh tế. Tuy nhiên trong những năm qua, quá trình triển khai thực hiện Luật Quản lý, sử dụng nguồn vốn này đang bộc lộc nhiều hạn chế. Các chuyên gia kinh tế đã “hiến kế” điều chỉnh chính sách quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.

Cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật số 69/2014/QH13

Các chuyên gia kinh tế đề xuất định hướng sửa Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (Luật 69/2014/QH13- gọi tắt: Luật 69). Nhằm tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, nâng cao đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh.

Ông Đặng Quyết Tiến – Cục trưởng Cục Tài chính Doanh nghiệp (DN), Bộ Tài chính cho biết. Sau hơn 5 năm thực hiện, Luật 69 đã tạo hành lang pháp lý. Cho việc đầu tư vốn nhà nước vào sản xuất kinh doanh (SXKD) tại DN. Tuy nhiên, trong giai đoạn triển khai, một số chủ trương, quan điểm chỉ đạo và hệ thống pháp luật có liên quan đã thay đổi. Đồng thời, luật và các văn bản hưởng dẫn cũng đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế. Đòi hỏi cần sớm sửa đổi Luật này để khắc phục những bất cập, hạn chế.

Ông Đặng Quyết Tiến - Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp phát biểu khai mạc hội thảo.

Cụ thể, thời gian qua các Luật mới như Luật DN, Luật Đầu tư… đã định vị lại vị trí pháp lý về vốn nhà nước đầu tư vào DN. Thực tế cũng cho thấy có những vấn đề không được giải quyết sớm dẫn đến hiệu quả vốn nhà nước đầu tư vào DN không cao. Do đó, cần phải xác định đâu là vấn đề chính, nội dung thiết yếu cần sửa đổi, cần có những đột phá để thay đổi DN nhà nước.

“Mục tiêu sửa Luật 69 là nhằm thúc đẩy DN nhà nước. Chuyển sang hoạt động hoàn toàn theo cơ chế thị trường. Phải tách bạch nhiệm vụ của DN có vốn nhà nước. Với những DN cung cấp sản phẩm dịch vụ công thiết yếu và DN quốc phòng. Nhà nước xác định là nhà đầu tư vốn, không can thiệp vào quyết định kinh doanh của DN”. Cục trưởng Đặng Quyết Tiến nhấn mạnh.

Thực tiễn đòi hỏi tiếp tục điều chỉnh

Bình luận về những bất cập hiện nay, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng. Việc xác định vốn nhà nước đầu tư tại DN đang còn có nhiều cách hiểu khác nhau. Và được quy định tại nhiều luật nhưng chưa có sự thống nhất. Dẫn đến khó khăn trong triển khai thực hiện dự án đầu tư. Đặc biệt, quy định về quyền sử dụng đất trong khi đất đai là sở hữu toàn dân vẫn còn nhiều vướng mắc, chênh lệch lớn giữa giá đất do nhà nước quy định và giá đất thị trường là nguyên nhân dẫn đến tiêu cực.

Dẫn khoản 3 và 8 Điều 3 Luật 69. Trong đó quy định đầu tư vốn nhà nước vào DN là như thế nào, gồm những loại vốn nào…, TS Nguyễn Đình Cung cho rằng, khi đầu tư vào DN, thì đổi lại là thành cổ đông, thành viên và tài sản có được là số cổ phần, phần góp vốn tương ứng. Nhà nước giống như bất cứ nhà đầu tư khác đều có thể sử dụng mọi loại vốn có thể để đầu tư.

“Khi đã đầu tư, lấy sở hữu cổ phần và phần góp vốn. Thì sau đó, tất cả là của doanh nghiệp. Doanh nghiệp mua sắm tài sản, và trong bảng cân đối kế toán tương ứng với tài sản là nợ. Tức là vốn của doanh nghiệp. Quy định hiện hành làm lẫn lộn và không phân biệt được về mặt pháp lý tài sản của DN và tài sản nhà nước…”. Ông Cung nói.

Phân định rõ trách nhiệm, thực hiện nguyên tắc thị trường

Đề xuất những nội dung cần sửa đổi. TS. Lê Đăng Doanh nhấn mạnh nội dung luật mới cần xác định phạm vi Nhà nước đầu tư, lĩnh vực cổ phần hóa. Thực hiện cổ phần hóa thực chất, có cổ đông chiến lược tham gia hội đồng quản trị. Khắc phục cổ phần hóa hình thức với tỷ lệ thấp, ít nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp. Giải quyết vướng mắc về đất đai trong cổ phần hóa.

Đẩy mạnh đổi mới, quản trị tại các doanh nghiệp nhà nước

Ông Lê Đăng Doanh cho rằng, phương thức quản lý DNNN cần đổi mới theo nguyên tắc thị trường. Bảo đảm nguyên tắc ở đâu có vốn Nhà nước. Ở đó có sự quản lý, giám sát của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước.

Tuy nhiên, cần phân định rõ quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp. Tránh can thiệp hành chính, can thiệp về nhân sự vào doanh nghiệp. Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý DNNN theo chuẩn mực quốc tế.

Các chuyên gia nhấn mạnh yêu cầu Luật cần phải làm rõ vai trò của các cơ quan đại diện chủ sở hữu. Bởi sau khi đầu tư, các cơ quan đại diện chủ sở hữu là chủ sở hữu phần vốn góp, cổ phần tại doanh nghiệp. Và có quyền, nghĩa vụ tương tự các nhà đầu tư, các cổ đông của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các cơ quan này không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Đẩy mạnh đổi mới, quản trị tại các doanh nghiệp nhà nước

Các cơ quan đại diện chủ sở hữu không can thiệp trực tiếp vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Mọi hoạt động của doanh nghiệp do ban điều hành thực hiện. Tách chức năng quản lý của chủ sở hữu nhà nước với quản lý điều hành doanh nghiệp. Việc đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư vốn nhà nước phải thực hiện theo các nguyên tắc thị trường. Theo đó, phải đánh giá dựa trên giá trị gia tăng của vốn đầu tư và cổ tức. Lợi nhuận được chia hàng năm – hiệu quả đầu tư vốn của cổ đông nhà nước.

Các đại biểu đều cho rằng, cần đẩy mạnh đổi mới, quản trị tại các doanh nghiệp nhà nước. Theo hướng tăng cường công khai, minh bạch và tăng trách nhiệm giải trình của người đứng đầu; áp dụng quản trị hiện đại theo thông lệ quốc tế; tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước, thúc đẩy vai trò giám sát của các tổ chức, đoàn thể tại doanh nghiệp.

Nguồn: kinhtetrunguong.vn