
Tiêu thụ vải thiều có thể theo 3 kịch bản nào?
17/05/2021Vải thiều là một trong những loại trái cây ưa thích của nhiều người Việt Nam. Đây cũng chính là loại trái cây chiếm một lượng tiêu thụ đáng để ở trong nước ta. Lượng tiêu thụ vải thiều hằng năm trên cả nước là rất lớn. Điều này yêu cầu các chủ vườn vải phải sản xuất một lượng đủ để đáp ứng. Tuy nhiên, nếu số lượng vải được sản xuất được mùa và đạt chất lượng tốt, chủ vườn có thể đạt được nhiều lợi nhuận hay không?
Điều này cũng tùy thuộc vào nhu cầu tiêu thụ loại trái cây này trên cả nước và hệ thống phân phối ra sao. Trong năm 2021, dự kiến sản lượng vải thiều sẽ đạt mức cao hơn năm ngoái. Sau đây, hãy cùng chungkhoannong24h.com tìm hiểu về một số kịch bản tiêu thụ vải thiều trên thị trường trong bài viết bên dưới nhé.
Mục lục
Vải thiều dự kiến được mùa và 3 kịch bản tiêu thụ vải thiều
UBND tỉnh Bắc Giang cho biết năm 2021 vải thiều dự kiến được mùa, đạt chất lượng tốt nhất từ trước đến nay. Để đảm bảo mục tiêu kép. Tỉnh đã đưa ra 3 kịch bản tiêu thụ vải thiều và sẵn sàng “kích hoạt”. Không để xảy ra tình trạng ùn ứ. Theo số liệu từ UBND tỉnh Bắc Giang, năm 2021. Diện tích vải thiều tỉnh đạt 28.000 ha. Sản lượng ước đạt trên 180.000 tấn tăng hơn 10% so với năm ngoái. Thời gian thu hoạch chủ yếu vào hai đợt: từ đầu tháng 5 đến 10/6 và từ 10/6 đến 20/7.
Là một địa phương có sản lượng vải thiều lớn nhất cả nước. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Phan Thế Tuấn cho biết tỉnh Bắc Giang đã chủ động xây dựng 3 kịch bản tiêu thụ, xuất khẩu vải thiều. Phương án 1, trường hợp dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát tốt. Thị trường tiêu thụ thuận lợi. Khả năng xuất khẩu đạt 50% (tương đương 90.000 tấn), tiêu thụ trong nước còn lại khoảng 90.000 tấn.
Phương án 2, dịch bênh COVID-19 phức tạp. Nhưng vẫn trong tầm kiểm soát. Sản lượng vải thiều được tiêu thụ 70% trong nước (130.000 tấn) và 30% xuất khẩu khoảng (50.000 tấn). Phương án 3, dịch COVID-19 ảnh hưởng toàn diện thị trường xuất khẩu. Sản lượng vải thiều chủ yếu tiêu thụ nội địa (180.000 tấn).
UBND tỉnh Bắc Giang xây dựng kế hoạch phòng dịch, đảm bảo an toàn vệ sinh nguồn vải thiều
UBND tỉnh Bắc Giang cho biết tỉnh đã xây dựng kế hoạch phòng dịch với những giải pháp đồng bộ như tổ chức chốt, trạm kiểm soát dịch bệnh. Đảm bảo an toàn vệ sinh nguồn vải thiều. Tuyên truyền người trồng không ra khỏi khu vực trong thời gian thu hoạch… Với kịch bản tươi sáng nhất. Dự kiến lô hàng vải thiều đầu tiên sẽ xuất khẩu sang Nhật Bản vào ngày 26/5. Trong tình huống dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Tỉnh chú trọng khai thác thị trường nội địa, chợ đầu mối, hệ thống các siêu thị lớn, doanh nghiệp chế biến…
Nhật Bản đã ủy quyền giám sát công tác xông hơi khử trùng vải thiều khi xuất khẩu sang nước này
UBND tỉnh Bắc Giang cho biết Nhật Bản đã ủy quyền cho Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ NN&PTNT) giám sát công tác xông hơi khử trùng vải thiều; khi xuất khẩu sang thị trường nước này. Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật cho biết: “Cục BVTV sẽ cử chuyên gia, lực lượng kiểm dịch lên giám sát, cấp giấy chứng nhận, niêm phong tại chỗ sau đó vải thiều sẽ lên máy bay xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Lúc nào doanh nghiệp cần kiểm dịch hàng hóa, bất kể ngày hay đêm, cán bộ kiểm dịnh vẫn túc trực và thực hiện đúng theo quy định”.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam: “Dịch COVID-19 ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất, thương mại và chuỗi cung ứng. Bộ chỉ đạo các địa phương, cơ quan tăng cường công tác phòng dịch; kiểm dịch động thực vật để đảm bảo các lô hàng xuất khẩu. Đồng thời, thông qua Bộ Công thương; Bộ Ngoại giao nắm quy mô sản xuất và tiêu thụ ở các nước để Việt Nam; kịp thời đưa ra các phương án cung ứng nông sản phù hợp”. Thứ trưởng cho biết hiện nay, nhiều địa phương có định hướng tiêu thụ vải thiều trên các sàn thương mại điện tử. Bộ khuyến khích tổ chức các chuỗi liên kết online để tránh tụ tập đông người; đảm bảo công tác phòng dịch COVID-19.
Thương nhân Trung Quốc được phép nhập cảnh đến Bắc Giang mua vải thiều
Ngày 13.5, thông tin từ UBND tỉnh Bắc Giang cho biết; thượng tướng Nguyễn Văn Sơn, Thứ trưởng Bộ Công an đã ký văn bản thông báo ý kiến của Bộ Công an; đồng ý cho 190 thương nhân Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam; thu mua vải thiều Bắc Giang. Về phương án cách ly y tế, Bộ Công an đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang căn cứ theo diễn biến dịch Covid-19 tại địa phương để có phương án cách ly phù hợp.
Bộ Công an sẽ chỉ đạo Cục Quản lý xuất nhập cảnh tạo điều kiện thuận lợi trong việc xét duyệt nhân sự cấp thị thực cho các thương nhân Trung Quốc. Theo đó, người ra vào các khu vực trồng vải thiều phải được kiểm tra y tế; các phương tiện phải được phun khử khuẩn. UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu toàn bộ lái xe, công nhân, nhân công tham gia vận chuyển, đóng gói, tiêu thụ vải thiều; phải được lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2.
Nguồn: vietnambiz.vn