Tìm nguồn ra cho vịt sạch

Tìm nguồn ra cho vịt sạch

15/05/2021 0 Trang 226
3 phút, 41 giây để đọc.

Hiện tại, mô hình chăn nuôi vịt sạch đang được những người nông dân thực hiện áp dụng vào quá trình chăn nuôi. Mô hình này được thực hiện theo quy trình VietGAP. Vịt được tiêm phòng định kỳ, dịch bệnh được kiểm soát tối đa. Nguồn cung thức ăn và nước uống đều được kiểm soát một cách kỹ càng và chặt chẽ. Mọi hoạt động đều được cập nhật và ghi sổ một cách đều đặn trong nhật ký sản xuất hàng ngày. Mô hình chăn nuôi vịt sạch theo quy trình công nghiệp mang lại hiệu quả khá tốt. Vịt lớn nhanh và đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên dù nuôi theo hướng an toàn sinh học, vịt sạch vẫn chưa tìm được nguồn ra tiêu thụ. Điều này dẫn đến nhiều nông dân cũng khó mà chuyển đổi sang loại hình chăn nuôi này.

Những người dân gặp khó khăn khi tiêu thụ vịt

Chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học có nhiều điểm thuận lợi

Ông Dương Xuân Mạnh, thôn Đỗ Hà, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín có kinh nghiệm nuôi vịt hơn 10 năm nay. 2 năm trước, ông tiến hành thay đổi sang mô hình nuôi vịt an toàn sinh học. Tính đến nay, tổng số lượng đàn vịt của gia đình ông là 4.000 con. Ông Mạnh cho hay, chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học có nhiều điểm thuận lợi. Ví dụ như con vịt lớn nhanh, trong khi lại giảm lượng thức ăn chăn nuôi từ 0,5kg/con vịt. Vịt lại giảm được dịch bệnh. Đặc biệt, chất lượng thịt vịt có lại được nâng cao, rất thơm ngon, an toàn. Vừa ít tốn công chăm sóc, ít dịch bệnh. Giảm được thời gian chăn nuôi nhưng vịt tăng trọng tốt, đẻ trứng to, bỏ vốn ít thu lời nhiều…

Tuy nhiên, cái khó nhất của người chăn nuôi vịt sinh học hiện nay là đầu ra không ổn định. Giá cả bị cho đồng đều với các loại vịt khác trên thị trường. “Gia đình tôi vừa xuất 1.000 con vịt với giá 35.000 đồng/kg, bằng với giá vịt nuôi thông thường trên thị trường. Với mức giá này, tôi đang phải bù lỗ 5.000 đồng/kg vịt” – ông Mạnh chia sẻ.

Lí do thị trường vịt sạch vẫn chưa phát triển

Thói quen của người tiêu dùng vẫn chủ yếu sử dụng sản phẩm bán trôi nổi trên thị trường

Là đơn vị cung cấp cám và kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học cho một số cơ sở chăn nuôi trên địa bàn Hà Nội, ông Nguyễn Văn Chữ – Chủ tịch HĐQT chuỗi thực phẩm sạch Organic Green cho biết. Thói quen của người tiêu dùng vẫn chủ yếu sử dụng sản phẩm bán trôi nổi trên thị trường. Mặt khác, vịt thương phẩm chưa có nhiều sản phẩm chế biến. Do đó, Công ty mới chỉ bao tiêu được một phần đầu ra cho người dân, còn lại một số hộ phải bán ra ngoài thị trường, giá cả không được đảm bảo.

Theo Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn, Hà Nội hiện có tổng đàn vịt khoảng 10,4 triệu con. Trước đây, phương thức chăn nuôi truyền thống là vịt thả đồng, vịt nuôi trong ao, kênh mương để tận dụng nguồn nước.

Người chăn nuôi sẽ dễ kiểm soát bằng kỹ thuật

Tuy nhiên đến nay lại chuyển sang phương thức chăn nuôi áp dụng công nghệ cao. Điều đặc biệt, người chăn nuôi sẽ dễ kiểm soát bằng kỹ thuật, sử dụng mặt bằng. Tiết kiệm được diện tích đất, không cần lớn như trước để đào ao chứa nước. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi vịt công nghệ cao mang lại là đáng kể.

Tuy nhiên, chăn nuôi an toàn phải đi chung với việc liên kết chuỗi. Để đảm bảo tiêu thụ sản phẩm được thuận lợi. “Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã và đang tăng cường công tác quản lý, định hướng cho các cơ sở, hộ chăn nuôi đảm bảo phát triển chăn nuôi vịt đúng hướng. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, quản lý, hướng dẫn điều kiện, quy trình chăn nuôi. Cùng với đó, kết nối với các công ty, cơ sở giết mổ, tiêu thụ sản phẩm để tạo chuỗi liên kết, đảm bảo an toàn thực phẩm. Giúp cho người chăn nuôi vịt đảm bảo đầu ra hiệu quả, bền vững” – ông Sơn chia sẻ.

Nguồn: kinhtedothi.vn