Việt Nam liên tục nhận đầu tư nước ngoài

Việt Nam liên tục nhận đầu tư nước ngoài

17/05/2021 0 Thu Trang 242
7 phút, 36 giây để đọc.

Trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam đã nhận nhiều vốn đầu tư kinh tế từ nước ngoài. Nếu so với cùng kỳ thì nó là bị suy giảm. Thế nhưng ngược lại, số lượng thương vụ lớn lại tăng lên. Đặc biệt là giữa tình trạng dịch bệnh đang nghiêm trọng. Thì điều này đã nói lên được sự thu hút của Việt Nam. Có nhiều nhà đầu tư quốc tế rất coi trọng Việt Nam. Hiện nay với bất cứ quốc gia nào. Dịch bệnh đều gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Chúng ta thì có được khả năng phục hồi, ổn định rất tốt. Ngoài ra thị trường Trung Quốc suy thoái cũng là một phần nguyên nhân.

Liên tục có thương vụ lớn

Sau thương vụ Tập đoàn SK ký thỏa thuận với Tập đoàn Masan. Họ mua lại 16,26% cổ phần của VinCommerce với trị giá 410 triệu USD. Đến lượt Tập đoàn Tài chính Sumitomo Mitsui công bố chi 1,37 tỷ USD mua 49% vốn của FE Credit qua Công ty Tài chính Tiêu dùng SMBC. Hai thương vụ trên đã “hâm nóng” thị trường mua bán và sáp nhập (M&A). Giống như cách đây gần 2 năm, khi KEB Hana Bank chi 882 triệu USD mua 15% cổ phần của BIDV. Không những vậy, sự xuất hiện của hai tên tuổi lớn là SK (Hàn Quốc) và Sumitomo Mitsui (Nhật Bản).

Với các thương vụ khủng, đã chứng minh một điều. Thị trường Việt Nam thật sự hấp dẫn. Chỉ cần có “deal” tốt, thì nhà đầu tư sẽ đến. Các thông tin trên đã góp phần quan trọng xua bớt mối lo ngại khi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng tăng chậm lại, sau khi tăng mạnh trong quý đầu năm.

Thực ra, việc vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 4 tháng qua xấp xỉ cùng kỳ năm ngoái. Phần nhiều được bù đắp bằng các dự án lớn. Như Điện khí 3,1 tỷ USD ở Long An; Nhiệt điện Ô Môn II, 1,31 tỷ USD ở Cần Thơ; hay dự án tăng vốn 750 triệu USD của LG Display Hải Phòng. Còn xét về số lượng, thì lượt dự án đăng ký mới giảm 54,2%. Lượt dự án điều chỉnh vốn giảm 21,5%. Còn lượt góp vốn, mua cổ phần giảm 64,1% so với cùng kỳ.

Thế mạnh của Việt Nam

Đại dịch Covid-19 thực sự ảnh hưởng khá lớn tới dòng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy vậy, niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường Việt vẫn còn đó. Ông Nakajima Takeo, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội cho biết. Theo khảo sát của JETRO về xu hướng đầu tư, kinh doanh 1-2 năm tới của doanh nghiệp. Hầu hết đều cho rằng, mở rộng hoạt động mở rộng sản xuất – kinh doanh là khó.

Dù vậy, Việt Nam vẫn là một trong các đất nước trong top đầu ASEAN. “Trong các nước chúng tôi đã khảo sát. Số lượng cụm từ như thu nhỏ sản xuất, rút lui, thoái vốn gần như không xuất hiện ở Việt Nam. Điều này cho thấy sức mạnh của Việt Nam”. Ông Nakajima Takeo nói.

Thế mạnh của Việt Nam

Khả năng phục hồi tốt

Trong khi đó, theo kết quả khảo sát vừa được EuroCham công bố cách đây ít ngày. Niềm tin kinh doanh của các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đã phục hồi. Gần bằng với mức của quý IV/2019 (trước khi có Covid-19). Cụ thể, Chỉ số môi trường kinh doanh (BCI) quý I/2021 của các doanh nghiệp châu Âu đạt 73,9 điểm. Thậm chí, khi được hỏi về triển vọng của môi trường kinh doanh của chúng ta  trong quý tới. 67% doanh nghiệp châu Âu dự đoán là “xuất sắc” hoặc “tốt”. Tăng 12% so với quý trước.

Doanh nghiệp cũng lạc quan hơn về triển vọng kinh doanh của họ. Hơn 68% dự đoán, đơn đặt hàng và doanh thu của họ “duy trì hoặc tăng” trong 3 tháng tới, tăng 25% so với quý IV/2020. “Đây là một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vào triển vọng dài hạn của Việt Nam. Ngày càng nhiều lãnh đạo doanh nghiệp dự đoán số nhân viên và kế hoạch đầu tư của họ sẽ tăng”, ông Thue Quist Thomasen, Giám đốc điều hành YouGov Việt Nam (được EuroCham ủy nhiệm thực hiện khảo sát) nói.

Vẫn còn nhiều khó khăn

Giải thích vì sao chỉ số BIC của doanh nghiệp châu Âu tăng cao, ông Alain Cany, Chủ tịch Eurocham nói rằng, đó là do Việt Nam có thể đảm bảo là các công ty ở đây có thể tiếp tục hoạt động bình thường, mà không có nhiều gián đoạn vì đại dịch so với các quốc gia khác. “Điều này đang giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiếp thêm niềm tin cho lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu”, ông Alain Cany nói.

Điều đó có lẽ đồng nhất với chia sẻ mới đây của ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương. Theo ông Thăng, thời điểm Hải Dương chống dịch thành công, một lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản cho biết, đơn hàng ở Việt Nam đứng đầu thế giới. Lý do là, Hải Dương vẫn đảm bảo sản xuất an toàn, trong khi các nước khác trên thế giới thì không. “Đây là bài học quan trọng”, ông Thăng nói.

Vẫn còn nhiều khó khăn

Thành công trong ngăn chặn Covid-19 là lý do khiến Việt Nam được lựa chọn nhiều hơn. Tờ South China Morning Post (Trung Quốc), dựa trên một cuộc khảo sát, cũng đưa ra nhận định, được coi là một trong những phương án thay thế cho Trung Quốc trong khu vực, Việt Nam duy trì được vị trí trong suốt năm 2020 đầy biến động. Đầu năm 2021, Việt Nam được 25% số công ty được hỏi trên toàn cầu vinh danh là thị trường cung ứng hàng đầu.

Cạnh tranh từ quốc gia khác

Tuy nhiên, cạnh tranh thu hút đầu tư ngày càng gay gắt hơn. Indonesia, sau hàng loạt chính sách được ban hành từ năm ngoái, đang đưa ra các biện pháp khuyến khích đầu tư theo kiểu “đo ni đóng giày” cho nhà đầu tư và có khả năng sắp tới sẽ là các chương trình cho phép đền bù carbon. Những động thái nhanh nhạy của Indonesia đã mang lại kết quả tích cực. Theo Ủy ban Điều phối đầu tư Indonesia (BKPM), tổng vốn đầu tư nước ngoài thực hiện trong quý I/2021 đã đạt 219.700 tỷ rupiah (15,1 tỷ USD), tăng 4,3% so với cùng kỳ năm trước và tăng 2,3% so với quý IV/2020.

Rõ ràng, Việt Nam cần nỗ lực hơn nhiều trong cuộc đua này. “Chúng tôi sẽ chăm sóc nhà đầu tư đến tận chân hàng rào. Điều đó nghĩa là tỉnh đầu tư về điện, nước, hệ thống cây xanh. Đây là những thứ nhà đầu tư quan tâm”, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương chia sẻ. Nhưng có lẽ, các nhà đầu tư cần nhiều hơn thế. Ông John Rockhold, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam (Amcham) nhắc đến việc Việt Nam xem xét phi carbon hóa. Còn ông Nguyễn Hải Minh, Phó chủ tịch Eurocham nhấn mạnh việc cần nhân lực công nghệ cao. “Nơi nào đáp ứng được nguồn nhân lực chất lượng, sẽ là nơi chúng tôi nhắm tới”, ông Minh nói.

Cạnh tranh từ quốc gia khác

Việt Nam đang được coi trọng

Việt Nam đã thu được kết quả tốt trong việc phòng chống Covid-19 dù nguồn lực hạn chế và được nhiều nước trên thế giới đánh giá cao. Không chỉ ứng phó với đại dịch hiệu quả, Việt Nam đã duy trì tăng trưởng trong năm 2020 và tình hình phát triển kinh tế trong những tháng đầu năm 2021 cũng đang theo một quỹ đạo rất tích cực. Trong thời gian qua, Hiệp hội Doanh nghiệp Hồng Kông tại Việt Nam đã cung cấp thông tin nhiều chiều cho cộng đồng doanh nghiệp Hồng Kông.

Chúng tôi đang tiếp tục phổ biến thông tin về cơ hội kinh doanh tại Việt Nam cũng như cơ hội hợp tác giữa cộng đồng doanh nghiệp Hồng Kông tại Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Hồng Kông. Trên thực tế, đầu tư từ Hồng Kông và Trung Quốc vào Việt Nam không suy giảm do tác động của Covid-19, mà trái lại, chúng tôi đang chứng kiến nhiều khoản đầu tư lần đầu tiên vào Việt Nam. Việt Nam đang nằm trên bản đồ mở rộng đầu tư của nhiều tập đoàn, nhà đầu tư quốc tế, là quốc gia thu hút đầu tư hàng đầu trong khu vực ASEAN.

Nguồn: Baodautu.vn